Theo thông tin Hội Thiên văn Hà Nội, Vào tối thứ 7 ngày 04/04/2015, người dân Việt Nam cùng nhiều nơi khác trên thế giới có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong năm 2015. Người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát toàn bộ hiện tượng này.
Ảnh Hội Thiên văn Hà Nội.
Cụ thể, theo giờ Việt Nam, lúc 16 giờ 1 phút, mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối; pha một phần bắt đầu lúc 17 giờ 15 phút; pha toàn phần bắt đầu lúc 18 giờ 57 phút; đạt cực đại lúc 19 giờ 00 phút; pha toàn phần kết thúc lúc 19 giờ 2 phút; pha một phần kết thúc lúc 20 giờ 44 phút; Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21 giờ 59 phút và kết thúc hoàn toàn sự kiện này.
Năm 2014 Việt Nam đã có 1 lần quan sát được nguyệt thực toàn phần vào ngày 08/10. Lần nguyệt thực một phần tiếp theo Việt Nam quan sát sẽ diễn ra vào ngày 08/08/2017, còn nguyệt thực toàn phần phải đợi đến 31/01/2018.
Video: Hiện tượng Trăng máu tại Việt Nam và thế giới
Hội Thiên văn Hà Nội cho biết thêm, với hiện tượng nguyệt thực toàn phần tới đây, người yêu thiên văn có thể quan sát bằng mắt thường hoặc có sự hỗ trợ của ống nhòm, kính thiên văn. Người quan sát cần lựa chọn khu vực rộng rãi, không bị cản bởi các tòa nhà cao tầng, tránh ánh sáng đèn để có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này rõ hơn.
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. Bóng tối của Trái Đất sẽ che khuất Mặt Trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
Hiện tượng Trăng máu.
Khi Mặt Trăng đi vào sâu hơn bóng của Trái Đất, Mặt Trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ. Nguyên nhân đến từ chính khí quyển của Trái đất. Khí quyển Trái đất với mật độ và nhiệt độ khác nhau theo độ cao giống như một lăng kính, tán sắc ánh sáng Mặt Trời ra thành 7 màu cồng vồng trong đó, màu đỏ là màu bị bẻ lệch vào vùng trung tâm bóng tối Trái Đất. Khi Mặt Trăng đi vào vùng tối, thực ra nó không tối hoàn toàn mà vùng đó bị những tia sáng đỏ chiếu rọi, kết quả tạo ra một Mặt Trăng máu. Hiện tượng này về bản chất vật lí cũng giống như việc Mặt Trời khi hoàng hôn có màu đỏ (hay còn gọi là Trăng máu).
Vui lòng đợi ...