Báo Thanh Niên đưa tin, việc bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ H.Hóc Môn, TP.HCM) bất ngờ gửi đơn đến Công an Q.Tân Bình xin nhận lại 5 triệu yen của “tỉ phú ve chai” nhặt trước đó có rất nhiều điểm mâu thuẫn.
Cụ thể, bà Ngọt nghi ngờ số tiền 5 triệu yen của chị Hồng nhặt được là của ông Afolayan Caleb (48 tuổi, quốc tịch Nam Phi), người bà gọi là chồng, đã bỏ quên trong thùng loa.
Tuy nhiên, bà Ngọt không có giấy tờ gì hợp pháp chứng minh ông Afolayan Caleb là chồng của bà. Trong khi những người thân của bà Ngọt đều không biết về mối quan hệ vợ chồng giữa bà Ngọt và ông Afolayan Caleb.
Tình tiết lạ trong vụ 5 triệu Yen bị bỏ quên |
Việc 5 triệu yen bị bỏ quên, bà Ngọt chỉ nghe ông Afolayan Caleb kể chứ chưa thấy bao giờ. Hiện tại, bà Ngọt cũng không nhớ rõ bà cho ông Hòa (anh họ của bà) là máy nghe nhạc hay loa nghe nhạc, nơi nghi ngờ có số tiền 5 triệu yen bỏ quên.
Cũng theo nguồn tin này, ông Hòa cho biết, đã bán ve chai cái thùng loa tại quận Bình Tân cho một người đi xe đạp và nói giọng bắc. Trong khi đó, chị Hồng khẳng định chưa bao giờ đi mua ve chai bằng xe đạp.
Như tin tức đã đưa, cuối năm 2013 vợ chồng chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (35 tuổi, quê Quảng Ngãi, thuê trọ tại con hẻm trên đường Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM) đã mua được một chiếc thùng loa đã cũ với giá 100 ngàn đồng của một người đàn ông lạ mặt. Tuy nhiên do thời điểm đó giá sắt rẻ nên chị để dành chưa mang đi bán kiếm lời.
|
||
Khoảng 15h ngày 21/3/2014 chị Hồng cùng chồng là Trịnh Minh Vượng (35 tuổi) đem chiếc loa ra đầu hẻm ngồi tháo dỡ ra để lấy sắt. Khi tháo dỡ chiếc loa, phát hiện bên trong có 1 chiếc hộp bằng gỗ ép, dài khoảng 20cm, rộng khoảng 15cm chứa đầy tiền giấy có chữ nước ngoài.
Khi biết được số tiền lớn lên đến hơn 5 triệu đồng yen Nhật, vợ chồng chị Hồng quyết định bàn giao cho công an chờ xử lý.
Theo quy định, hết hạn một năm kể từ ngày thông báo, nếu không có ai được xác định là chủ sở hữu thì số tiền này sẽ được định đoạt theo pháp luật.
Điều 239, Bộ Luật Dân sự quy định, người nhặt được tài sản thì không được quyền chiếm hữu, mà phải có nghĩa vụ giao trả nếu biết chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp.
Nếu không xác định được chủ sỡ hữu, thì phải giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để cất giữ, thông báo cho chủ sỡ hữu đến nhận.
Trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì tài sản đó thì sẽ được đưa ra giải quyết, trao cho người tìm thấy.
Tuy nhiên đến "phút 89" bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh) đã lên tiếng cho rằng mình là "chủ nhân" của số tiền 5 triệu Yen này.
Theo lời bà Ngọt, sau khi chồng về nước, tháng 11/2013 bà dọn nhà và cho ông anh họ bộ loa mà ông Afolayan Caleb hay sử dụng gắn vào máy tính xách tay để nghe nhạc mà không biết trong đó có tiền. Người anh họ này sau đó đã bán bộ loa cho một người mua ve chai...
Tuy nhiên, nhiều luật sư cho rằng, người xuất hiện ở phút 89 không đủ tư cách nhận tiền, số tiền 5 triệu Yen nên cho chi Hồng được hưởng.
Vui lòng đợi ...