Như tin tức đã đưa, khoảng 21h ngày 8/4, gia đình đưa bé Quảng vào Bệnh viện Đa khoa Lộc Hà thăm khám do trước đó cháu Đặng Đình Quảng (3 tuổi) trú tại xóm 10, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, bị sốt mấy ngày không khỏi.
Rời phòng khám, các bác sĩ đưa cháu Quảng tới khoa cấp cứu. Sau chừng 10 phút, cháu Quảng được 2 điều dưỡng tiêm 2 mũi thuốc. Vừa rút kim thì cháu Quảng sùi bọt mép, tim ngừng thở rồi tử vong.
Người thân của cháu Quảng cho rằng kíp trực của bệnh viện đã tiêm thuốc quá liều, dẫn đến bệnh nhân bị sốc thuốc rồi tự vong hoặc kíp trực tiêm sai thuốc dẫn đến kết cục thương tâm. Gia đình cháu Quảng đề nghị Công an huyện Lộc Hà làm rõ vấn đề này.
Hiện phía gia đình và bệnh viện đều đang chờ kết luận của cơ quan công an về nguyên nhân dẫn đến cái chết tức tười của cháu Quảng.
Tuy nhiên, báo Dân Trí đưa tin, ông Võ Viết Quang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà lại khẳng định: Bệnh nhân tử vong do người nhà đưa đến viện quá muộn.
Theo ông Quang: vào khoảng 21h, bệnh viện Huyện Lộc Hà đã tiếp nhận bệnh nhi Đặng Đình Quảng. Vào thời điểm này, tại bệnh viện có bác sĩ Võ Quốc Khánh trực cấp cứu, bác sĩ Trần Hậu Đức trực lãnh đạo. Ngoài ra, tại phòng cấp cứu cháu Quảng còn có 2 điều dưỡng gồm Đặng Văn Quyết và Trần Thị Thu Hà, đồng thời là 2 người trực tiếp tiêm cho cháu Quảng.
Khi chúng tôi tiếp nhận cháu Quảng thì toàn thân cháu đã tím tái, có tình trạng khó thở, li bì, nằm im, cơ hô hấp co rụt, hai phổi đầy ran (phổi bị viêm ứ đọng dịch). Thấy cháu có các dấu hiệu của bệnh viêm phổi nặng, suy hô hấp, chúng tôi đã khẩn trưởng chuyển cháu vào phòng để tiến hành cấp cứu.
Ông Quang cũng khẳng định, bệnh viện đã tiến hành xử lý đúng phác đồ điều trị ngừng tuần hoàn bao gồm: Cho thở oxy, thuốc khí dung (thuốc giãn phế quản và corticoid dùng để chống viêm mạch nhằm giãn phế quản cho dễ thở); tiêm Solu- Medrol và tiêm 1 ống kháng sinh Gentamixin 40mlg vào tĩnh mạch và bắp tay; tiêm thử phản ứng với Cofotacin. Đúng 10 phút sau, nhận thấy tình trạng cháu Quảng không cải thiện, nhịp tim đập rời rạc và có hiện tượng ngừng thở các bác sĩ đã tiến hành bóp bóng, ép tim ngoài lồng ngực. Đến 15 phút sau vẫn không có kết quả thì trẻ tử vong.
Cũng theo ông Quang: bệnh viện đã đón tiếp bệnh nhân một cách kịp thời và chẩn đoán, điều trị theo đúng phác đồ. Nhưng do bệnh cháu quá nặng và người nhà chuyển lên quá muộn nên dẫn tới tình trạng cháu bị tử vong. Vì theo quy trình đáng lẽ phải vào phòng khám để bác sĩ khám chẩn đoán làm bệnh án xong mới cho vào phân loại, nhưng trường hợp này mới vào điều dưỡng đã nhận thấy tình trạng quá nặng nên đã chuyển thẳng sang phòng Cấp cứu.
Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Vui lòng đợi ...